Để quản lý và giám sát 1,4 tỷ dân của mình, chính phủ Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý xã hội đồ sộ, kết hợp nhiều biện pháp công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này đang dần biến TQ thành 1 đất nước "tù ngục" và rất nhiều quan ngại trong tương lai. Khi giờ đây và cả trong tương lai, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) của TQ sẽ là nhân tố đánh giá hạnh kiểm công dân TQ. Điều này được ví như TQ cầm tù 1,4 tỷ dân của mình.
Bồ câu giám sát
SCMP cho biết hơn 30 cơ quan quân đội và cũng như chính phủ sử dụng thiết bị bay và các thiết bị tương tự có hình dáng giống chim bồ câu để theo dõi hoạt động của công dân tại một số tỉnh của Trung Quốc. Những con chim robot được thiết kế có khả năng bắt trước 90% cách di chuyển của bồ câu sống. Chúng thậm chí có thể vỗ cánh khi bay lượn trên trời.
Để tránh bị chú ý, những con chim robot trông sống động và hoạt động yên tĩnh đến mức đôi khi những con bồ câu thật cũng bay bên cạnh chúng. Những con robot này được lắp máy ghi hình, thiết bị định vị GPS, hệ thống điều khiển bay và ăng-ten truyền tải dữ liệu phục vụ liên lạc vệ tinh.
Máy quay an ninh giám sát
Từ lâu, Trung Quốc đã dựa vào hệ thống máy quay an ninh để giám sát toàn bộ đất nước. Tuy nhiên, quy mô hệ thống máy quay này đang ngày càng đồ sộ tới mức "đáng kinh ngạc".
Trung Quốc lắp đặt khoảng 200 triệu máy quay an ninh khắp cả nước. Ảnh: CNN.
Theo New York Times, tới cuối tháng 7, Trung Quốc có khoảng 200 triệu máy quay an ninh khắp cả nước. Năm 2016, lo ngại về vấn đề riêng tư đã xuất hiện khi chính quyền thành phố Thành Đô yêu cầu một số cơ sở kinh doanh như phòng massage và phòng tắm công cộng cũng phải lắp đặt máy quay an ninh.
Hồi tháng 5, một trường học ở Hàng Châu triển khai lắp đặt hệ thống máy quay an ninh "trợ giảng" tại các lớp học. Hệ thống này được cho là để phân tích biểu cảm khuôn mặt của học sinh, từ đó cho thấy mực độ tập trung tham gia bài giảng của học sinh trong lớp.
Nhận diện khuôn mặt
Tham vọng phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc khiến nhiều cư dân nước ngoài phải kinh ngạc. Hệ thống hiện Trung Quốc phát triển có khả năng phát hiện, so sánh hình ảnh người đi đường với ảnh căn cước của 1,3 tỷ công dân trong cơ sở dữ liệu chỉ trong vài giây, với mục tiêu đạt độ chính xác khoảng 90%.
Hệ thống nhận diện khuôn mặt, kết hợp giữa máy quay của nhà nước và máy quay của tư nhân, được sử dụng cho các mục đích an ninh và công cộng, ví dụ như quản lý các hệ thống công cộng hay lần theo dấu vết nghi phạm và tội phạm bỏ trốn.
Tại Thâm Quyến, chính quyền thành phố đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo (AI) để đăng tải hình ảnh những kẻ đào tẩu lên màn hình LED cỡ lớn ở các ngã tư từ tháng 4/2017. Từ tháng 4 năm nay, cảnh sát Thâm Quyến đăng tải trực tuyến ảnh, tên tuổi, và một phần thông tin thẻ căn cước của các nghi phạm.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt áp dụng rộng rãi khắp Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt từng giúp cảnh sát Trung Quốc bắt giữ thành công 3 nghi phạm bỏ trốn trong 3 vụ việc khác nhau. Trong số đó, một nghị phạm bị bắt giữ trong một đám đông lên tới 50.000 người.
Kính mắt trang bị công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng bắt đầu được phân phát cho cảnh sát. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cảnh sát sử dụng kính mắt này đã được triển khai để truy bắt tội phạm ở ga tàu cao tốc Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Máy quay siêu nhỏ trên kính sẽ quét gương mặt hành khách và kích hoạt phần mềm chứa cơ sở dữ liệu thẻ căn cước công dân. Nhờ thiết bị này, cảnh sát Hà Nam đã bắt giữ 7 đối tượng bị truy nã vì cướp của và 26 đối tượng lừa đảo.
Ứng dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt thậm chí được sử dụng tại nhiều cơ sở khác. Tại Hàng Châu, hệ thống "Cười để thanh toán" đã đi vào vận hành. Trong khi đó, một số nhà vệ sinh công cộng ứng dụng công nghệ này để hạn chế lượng giấy vệ sinh phát cho từng cá nhân.
Kiểm soát phần mềm nhắn tin
Ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc là WeChat được 83% người dùng điện thoại thông minh Trung Quốc sử dụng. Không giống nhiều ứng dụng nhắn tin khác, WeChat không cung cấp nền tảng mã hóa đầu cuối, cho phép các bên thứ ba, trong đó có chính phủ Trung Quốc và hãng cung cấp dịch vụ mạng internet, tiếp cận hồ sơ và dữ liệu tin nhắn của người sử dụng.
Hồi tháng 4, cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc thông báo thu được một đoạn hội thoại bằng WeChat đã bị xóa của một cá nhân, giúp mở rộng điều tra vụ án.
Bất chấp việc chủ sở hữu WeChat, công ty công nghệ khổng lồ Tencent, phủ nhận cáo buộc lưu trữ lịch sử tin nhắn của người sử dụng, cư dân mạng Trung Quốc vẫn đặt ra hoài nghi về an toàn bảo mật của người sử dụng dịch vụ của WeChat.
Mới đây, tòa án tỉnh Quảng Đông đưa ra phán quyết chấp nhận sử dụng tin nhắn trên WeChat và QQ (một ứng dụng tin nhắn khác cũng của Tencent) làm bằng chứng trước tòa.
Hệ thống hạnh kiểm xã hội
Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng hệ thống hạnh kiểm xã hội dựa trên dữ liệu số, tự động đánh giá hạnh kiểm của các công dân, cơ sở kinh doanh hay thậm chí cả cơ quan nhà nước, dựa trên mức độ tín nhiệm của người dân cũng như của cả chính phủ.
169 người bị cấm mua vé tàu, vé máy bay tại Trung Quốc từ tháng 6. Ảnh: Xinhua.
Lần đầu ra mắt năm 2014, hệ thống này hiện ảnh hưởng tới mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp, từ lãi suất vốn vay ngân hàng tới việc cấp phép xuất cảnh ra nước ngoài.
Hồi tháng 6, chính phủ Trung Quốc công bố danh sách 169 cá nhân có hành động trái quy định như cư xử không đúng mực trên máy bay, tìm cách mang bật lửa qua kiểm tra an ninh, hút thuốc trên tàu cao tốc, trốn thuế và không đóng tiền phạt. Những người này bị cấm mua vé tàu và vé máy bay trong một năm.
Hệ thống hạnh kiểm xã hội hiện mới được triển khai một phần và dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Hệ thống tố cáo
Hồi tháng 4, cơ quan an ninh Trung Quốc đưa vào vận hành website cho phép người dân tố cáo các hoạt động mờ ám có khả năng đe dọa tới an ninh quốc gia.
Cơ quan an ninh Trung Quốc lấy ví dụ là trường hợp người nước ngoài gặp gỡ "bất cứ người nào trong lãnh thổ Trung Quốc từng có hoạt động đe dọa an ninh quốc gia hoặc nhiều khả năng có các hoạt động như vậy".
Website này thông báo phần thưởng sẽ được trao cho người cung cấp thông tin nhưng không đưa con số cụ thể. Năm 2017, Cơ quan An ninh quốc gia Trung Quốc từng treo thưởng từ 1.600-79.700 USD cho thông tin về hoạt động gián điệp.
Website tố cáo các trường hợp nghi có hành động đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Quét não người lao động
Dự án quét thông tin não công dân do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đã được ứng dụng trong thực tế từ vài năm nay.
Tại công ty Hangzhou Chongheng Electric, một thiết bị quét không dây đặt trong mũ đội đầu và mũ bảo hiểm được phát cho các công nhân. Thiết bị này giúp theo dõi thay đổi về cảm xúc của các công nhân, từ buồn, vui đến tức giận. Thông tin này sau đó được phân tích bởi một phần mềm AI, từ đó làm cơ sở điều chỉnh thời gian ca làm việc và giờ nghỉ giải lao.
Lãnh đạo Hangzhou Chongheng Electric cho biết công nghệ này giúp tăng năng suất người lao động, mang về thêm 315 triệu USD lợi nhuận cho công ty trong 2 năm qua.
Một trong các trung tâm nghiên cứu chính của công nghệ quét thông tin não là tại Đại học Ninh Ba. Jin Jia, phó giáo sư ngành khoa học não và tâm lý học nhận thức tại Đại học Ninh Ba, cho biết cảm xúc của người lao động có thể ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền vận hành công việc, gây ảnh hưởng tới cả bản thân và những người xung quanh.
"Khi hệ thống đưa ra cảnh báo, quản lý sẽ yêu cầu người lao động nghỉ ngơi một ngày hoặc chuyển sang vị trí ít áp lực hơn. Một số công việc đòi hỏi sự tập trung rất lớn. Không có chỗ cho sự sai sót ở đây", bà Jin Jia nói.
Bình Luận:
0 bình luận: