Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

"Vua chuột", hiện tượng kinh hoàng của loài chuột

Chia sẽ bài viết cho bạn bè:

Năm 2020 là năm Tí - tức là năm chuột. Và nói tới chuột, hẳn các bạn đã từng nghe nghe tới "vua chuột". Chắc rằng nhiều bạn sẽ nghĩ đến cảnh một con chuột nào đó to lớn, rất thông minh siêu phàm đến mức được tôn sùng làm vua chuột? Nhưng không như bạn tưởng, vua chuột thực chất còn kinh hoàng hơn nhiều, đảm bảo bạn sẽ khóc thét nếu biết vua chuột là gi? Đó là tên một hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp của một đàn chuột, khi số lượng lớn chuột bằng cách nào đó bị dính đuôi vào nhau, có thể nhờ máu, đất cát, hay thậm chí là phân và nước tiểu.

Vua chuột của các bạn đây

Chẳng ngoa đâu, hỏi 10 người, có lẽ tới 9 bảo sợ chuột. Mà cũng đúng thôi, bỏ qua những "cậu Tí" dễ thương như chuột bạch, chuột túi, hamster... thì đa số các loài chuột trong thành phố rất bẩn, thường được gắn liền với bệnh tật và những dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Như Đại dịch Cái chết đen từng giết tới 1/2 châu Âu vào thế kỷ 14 được cho là do chuột lây lan (dù quan điểm này còn đang gây tranh cãi).

Đại dịch "Cái chết đen" (Ảnh minh họa)

Nhưng không chỉ vậy đâu, chuột còn có thể khiến bạn thất kinh theo một cách khác, bằng hiện tượng với cái tên hết sức đặc biệt: Vua chuột. Nghe hay vậy thôi, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ muốn nhìn thấy nó đâu.

Vua chuột - hiện tượng kinh dị của "cụ Tí"

Nghe cái tên "vua chuột", bạn hẳn sẽ nghĩ đến cảnh một con chuột "đại ca" nào đó to lớn, thông minh siêu phàm có thể áp đảo cả một đàn chuột khổng lồ? Nhưng không, bạn nhầm mất rồi. Nó thực chất là tên một hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp của một đàn chuột, khi số lượng lớn chuột bằng cách nào đó bị dính đuôi vào nhau, có thể nhờ máu, đất cát, hay thậm chí là phân và nước tiểu.

Cụm từ "vua chuột" có nguồn gốc từ tiếng Đức - "Rattenkonig". Từ này mang nghĩa khá xúc phạm, ám chỉ những người chỉ sống dựa vào người khác. Và Đức cũng là nơi từng ghi nhận những "vua chuột" với số lượng không nhỏ xuất hiện.

Năm 1564, vua chuột đầu tiên được tìm thấy, bao gồm 25 con chuột nâu. Nhưng những lần kế sau đó, các vua chuột xuất hiện hầu hết là chuột đen - hay chuột cống. Trong đó vua chuột gần nhất xuất hiện vào năm 1986 tại Vendee, Pháp.

Điềm xấu và là dấu hiệu nguy hiểm

Suốt chiều dài lịch sử, vua chuột đã luôn được xem là điềm xấu đối với xã hội loài người, là thứ đem lại nỗi sợ hãi tột cùng. Các vua chuột khi phát hiện đều bị giết ngay tức thì, hoặc được các thầy tu đem về làm lễ tẩy rửa.

Nhưng ngay cả khi bỏ qua vấn đề mê tín và chỉ xét đến mặt khoa học, vua chuột vẫn là một dấu hiệu không hề tốt. Tại sao? Vì vua chuột thường chỉ xảy ra ở những nơi cực kỳ bẩn, và chỉ khi đàn chuột đang sinh sôi với tốc độ kinh khủng khiếp.

Như đã biết, chuột là vật trung gian cho những dịch bệnh vô cùng đáng sợ như dịch hạch - thứ gây ra cái chết của hàng triệu người trong quá khứ. Vậy nên nếu chẳng may tìm thấy vua chuột, khả năng là tất cả phải cùng nhau chung tay tiêu diệt loài vật "ăn tàn phá hại" này trước khi quá muộn.


Vua chuột lớn nhất thế giới, trưng bày trong bảo tàng khoa học Mauritanium tại Altenburg (Đức)

Ngày nay, vẫn còn một số vua chuột được trưng bày tại các bảo tàng trên thế giới. Như tại Bảo tàng khoa học Mauritanium (Altenburg, Đức) có tiêu bản vua chuột lớn nhất thế giới, gồm 32 con chuột đen dính lại với nhau.

Có một điểm thú vị, đó là hiện tượng "dính đuôi" có thể xảy ra với loài chuột nhỏ hơn là chuột nhắt, hoặc thậm chí là loài cùng họ là sóc, dù hiếm gặp hơn.

Các chuyên gia giúp 3 chú sóc tách rời đuôi ra

Nguồn: The Vintage News
Chia sẽ bài viết cho bạn bè:

Khám Phá

Bình Luận:

0 bình luận: