Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Tàu thăm dò đổ bộ của NASA thu được tín hiệu lạ trên sao Hỏa

Chia sẽ bài viết cho bạn bè:

Trên sao Hỏa hiện đang có 1 thiết bị của NASA đang hoạt động, đây là thiết bị để thăm dò và lắng nghe các tín hiệu trên sao Hỏa. Mới đây nhất, thiết bị này thu được một âm thanh cơ học kỳ lạ xuất hiện trên hành tinh này (sao Hỏa). 

Nhóm InSight trên Sao Hoả nhận thấy rằng các bộ phận mỏng manh bên trong máy đo địa chấn của con tàu đang mở rộng và co lại, gây ra các "dinks and donks" - tên gọi cho những âm thanh cơ học kỳ lạ xuất hiện trên hành tinh này được phân tích tại phòng nghiên cứu động cơ phản lực (JPL) trên Trái đất.

Trên thực tế, những tiếng động kỳ lạ này hóa ra lại là một hỗn hợp của gió giật, âm thanh từ các chuyển động cơ học của các bộ phận bên trong tàu đổ bộ, các xung động còn lại cũng có thể là các trận động đất.

Kể từ sau khi đáp xuống bề mặt Sao Hỏa vào tháng 11/2018 đến nay, thiết bị đổ bộ InSight của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện tổng cộng hơn 100 xung động trên hành tinh này, trong đó có 21 xung động mạnh được đánh giá như động đất.

Vào tháng 4 vừa qua, InSight đã ghi lại trận động đất đầu tiên của mình - "tiếng ầm ầm" mà "dường như đến từ bên trong hành tinh", theo NASA.

Nhóm InSight tin rằng các xung động kéo dài hàng chục phút, không giống như những ở trên Trái đất - chúng chỉ kéo dài từ vài đến vài chục giây.

Các sóng âm thanh có thể tán xạ, thay vì truyền theo một đường đơn như ở trên Trái đất, cho phép các sóng âm thanh tiếp tục truyền đi mà không bị gián đoạn.


"Thật thú vị, đặc biệt là vào lúc đầu, nghe những rung động đầu tiên từ tàu đổ bộ", Constantinos Charalambous của Imperial College London, người trong nhóm SEIS của InSight, nói cho biết.

Các nhà khoa học hy vọng thông qua việc nghiên cứu những xung động chuyển động địa chấn của hành tinh này sẽ dần hé mở được những bí ẩn về cấu trúc phần lõi những như những bí ẩn sâu bên trong của Sao Hoả.


Chia sẽ bài viết cho bạn bè:

Người ngoài hành tinh

Bình Luận:

0 bình luận: