Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Tổng hợp kỹ thuật vẽ mạch in làm Robot - Phần 3

Chia sẽ bài viết cho bạn bè:
Tổng hợp một số kiến thức thiết kế, vẽ, làm mạch in từ A-Z trên các diễn đàn công nghệ của VN. Chỉ lượm nhặt thông tin hữu ích giúp các bạn nhanh chóng bắt tay làm được sản phẩm như ý. Chân thành cảm ơn tất cả các tác giả của cộng đồng điện tử Việt nam đã đóng góp. PIII.

III. Kiểm thử và kinh nghiệm
Một số sản phẩm được làm bằng phương pháp ủi mà mình đã làm
Ủi tiết kiệm cheeky
Board Test 8 Led
Board điều khiển động cơ sử dụng L298
Board đọc cảm biến và hiển thị trên led 7 đoạn
Board 8 Relay


Nếu bạn cần thương mại hóa hoặc muốn mạch thẩm mỹ hơn hoặc vì một mục đích riêng nào khác thì bạn có thể vẽ mạch trên phần mềm vẽ mạch và đưa file vẽ đi đặt mạch. Việc đặt mạch in tại Việt Nam vẫn còn khá đắt, cũng không phù hợp với túi tiền của sinh viên, học sinh cho lắm.
Kinh nghiệm in ấn:
Ko ít bạn mới vào nghề đều mắc phải những vấn đề này: 
- Film của bo sau khi in kích thước chân linh kiện lớn hoặc nhỏ hơn với linh kiện thật.
- Lớp linh kiện bị chồng lên lớp mạch in.
- Mạch in sau khi rửa rất đẹp nhưng khi hàn phát hiện linh kiện đều bị ngược chân.
- Những bạn làm mạch bằng giấy ủi phải tốn nhiều giấy cho 1 bo mạch vì lỗi ủi.v.v..

Các vấn đề này đều có thể khắc phục một cách dễ dàng bằng ARES.
Sau khi hoàn tất phần vẽ mạch in nhấp vào Print Layout để in film.
* Đối với những bạn không có sẳn máy in, bạn có thể xuất layout mình ra định dang file .pdf và đem ra tiệm: 
Trong cửa sổ Print Layout ở mục Layouts/Artworks chỉ check chọn lớp mạch in (VD: Bottom Copper) và Board Edge, mục Scale mặc định là 100%, mục Reflections chọn Normal vì nếu Mirror chân linh kiện sẽ bị ngược các mục khác giữ nguyên. Chỉnh vị trí của board trong khổ A4 bằng cách Right Click vào khung Preview. Printer chọn CutePDFWriter --> OK xuất hiện cửa sổ yêu cầu bạn đặt tên file.pdf --> hoàn tất.

* Đối với những bạn có máy in thì vẫn để như trên và đổi Printer thành tên máy in của bạn --> OK
Công cụ 3D Visualization

Bạn muốn xem hình ảnh 3D của bo sau khi làm:
Menu --> Output --> 3D Visualization
Post thử mạch ví dụ ở trên cho các bạn xem.
Top view

Front view

Left view 

Mạch phía sau
Hộp Pakage Selector:  Hộp này yêu cầu bạn nhập kiểu chân PCB cho những linh kiện mà ARES không tìm thấy. Bạn xem tên linh kiện mà nó hiển thị, ví dụ nó yêu cầu chân PCB cho điện trở thì gõ "RES40" vào ô Package rồi OK, tiếp linh kiện khác.
Với LED (và rất nhiều LK khác) thì chưa có sẵn để gõ như thế, bạn phải tạo PCB cho LED trước đó, theo như các tài liệu mọi người đã nêu trong luồng này đó (#174 trang 18 chẳng hạn). Cái PCB do bạn tạo ra phải có tên do bạn đăt cho nó, vi dụ là "LED". Khi hỏi đến nó thì cứ gõ đúng tên như thế là OK. Nếu nó chẳng hỏi gì đến LED, qua bên ARES cũng không thấy LED đâu. ARES thì tỉnh bơ như chẳng có chuyện gì, còn bạn thì loay hoay không biết lần đâu ra mấy con LED bị "thất lạc" khi chuyển từ ISIS sang ARES, và chẳng thấy manh mối nào để tìm. Bạn có thể tham khảo phần "kiểm tra linh kiện lỗi".
Gán chân PCB tự tạo cho linh kiện:
Giã sử bạn đã tạo được chân PCB cho linh kiện led có tên là LED và 2 chân led bạn đặt là A, K.

Trên sơ đồ nguyên lý, bạn chọn vào 1 con led > chọn công cụ Packaging Tool > chọn Add > Gõ tên LED vào hộp Keyword > chọn LED > OK > Gõ A và K vào cột A > chọn Assign Package > Save Package > Yes.

Thế là các con led của bạn đã có chân PCB hẳn hoi, khi chuyển qua ARES sẽ không còn bị nó hỏi thăm nữa.
Khi tạo Package, đánh ký số cho các chân của nó, nếu mình không dùng các ký số mặc định của linh kiện, thì ARES sẽ yêu cầu xác nhận cho sự thay đổi đó. 
 Led thật thì có 10 chân, mà trong thiết kế nó mặc định 8 chân, còn thiếu 2 chân thì: 
1. Không gán PCB vào linh kiện trên mạch nguyên lý (trước đây đã gán rồi thì phải xoá đi : Chọn led 7 đoạn > chọn công cụ Packaging Tool > Delete > Yes > Assign Package > Yes > Save Package > Yes) 
2. Khi chuyển từ ISIS sang ARES, lúc nó hỏi đến Package của Led 7 đoạn thì bấm Skip (bỏ qua, không lấy Package).
Sau khi sang ARES sẽ không có Led 7 đoạn

3. Xử lý tiếp: Bổ sung Package vào mạch in (xem phần B, #157 trang 16) Lúc này bạn mới lôi cái Package led 7 đoạn của bạn vào.
IV. Tài liệu tham khảo:
Tài liệu hướng dẫn mô phỏng với Proteus : Download tại đây !
Còn chi tiết hướng dẫn xài : Download tại đây !
Hoặc : Tại đây !
Cách tạo linh kiện mới trong proteus: http://www.mediafire.com/?e2xj3kz2znd
Thêm 1 link cho Proteus, mình đang dùng bản 7.2 SP6 này thấy rất OK.
http://www.esnips.com/doc/cd613b05-e...roteus-7.2-SP6


Hướng dẫn cài đặt:
Sau khi cài xong, chạy patch.exe:
- Trong hộp thoại patch, chỉ vào file ARES.exe trong C:\Program\Labcenter Electronic\Proteus 7\Bin
- Và chỉ tiếp vào file AVR.dll trong C:\...\Proteus 7\Models
Kinh nghiệm làm mạch in thủ công:
  1. - In mạch thì nên sử dụng máy in tốt để đảm bảo đường nét in chuẩn, không bị nhòe hay rỗ.
  2. - Giấy dùng để in mạch, trên lý thuyết thì bạn có thể sử dụng nhiều loại giấy (thông thường là hay lấy giấy A4 loại hay dùng ở công sở hay tiệm photo) nhưng riêng mình đề xuất các bạn ra tiệm sách mua loại giấy in decal, về bạn lột phần dán mang bỏ đi (cái này hơi phí) mình giữ lại phần giấy 1 mặt láng bóng để in mạch<<< cái này cũng chính là loại giấy ở các tiệm điện tử quảng cáo là giấy in "chuyên dụng" để in mạch. Giấy này khi sử dụng sau khi lột nhẹ thì gần như 99% mực sẽ bám hết lên phíp đồng mà không phải rửa lại hay làm gì khác rồi đem đi ăn mòn luôn.
  3. - Khi thiết kế mạch thì nên làm phần phủ (fill) những chỗ trống trong mạch in để tiết kiệm thời gian ăn mòn cũng như tăng thẩm mĩ cho mạch in.
  4. - Thiết kế mạch in cố gắng làm đường mạch xa những chỗ cần hàn ra (do mình không có kinh nghiệm nên lúc đầu hàn bị dính tùm lum, bây giờ thì đỡ rồi...)
  5. - Khi khoan mạch, nếu không có máy khoan bàn mà phải dùng khoan tay, thay vì bạn làm nhanh thì hãy cố gắng làm thật chậm theo chủ trương chậm mà chắc và đẹp: đầu tiên bạn kiếm cái miếng nhựa hay cái gì cũng được khoan trước 1 lỗ, sau đó cắm mũi khoan vào cái lỗ vừa khoan kia rồi đặt khớp vào chỗ cần khoan trên PCB, giữ chặt miếng nhựa rồi mới bấm nút khoan (mục đích là để mũi khoan ko bị di chuyển khi mình khoan tay).

Một số thủ thuật khi vẽ mạch với Altium

I. MỤC LỤC
Kinh nghiệm
* Một vài kinh nghiệm nhỏ khi vẽ và đi dây
Kích thước – Định dạng
* Định dạng lại kích thước mạch in
* Mở rộng, thay đổi kích thước PCB sau khi cắt
* Cắt bo mạch chính xác với AutoCAD và Altium
* Thay đổi kích thước khổ giấy trong SCH
* Chỉnh lại kích thước mặc định của bản vẽ – Thêm tên, tiêu đề.. cho bản vẽ
* Tạo PCB theo tiêu chuẩn có sẵn
Phủ đồng
* Phủ đồng cho mạch in trên Altium 14
* Phủ đồng cho mạch in có đường bao phức tạp
* Chừa lại khoảng trống không phủ xanh để tráng thiếc
* Hòa lớp phủ đồng với cùng 1 NET
Vẽ mạch
* Thay đổi kích thước đường dây nhanh khi vẽ – add via
* Xóa nhanh đường mạch (net)
* Điều chỉnh thông số nhiều linh kiện một lúc
* Điều chỉnh nhanh kích thước đường mạch (Net) đã vẽ
* Bo tròn đường mạch những nơi gặp pad, via
* Thay đổi chế độ lưới (Grid)
* Tạo lỗ khoan thủ công cho vít, đế tản nhiệt
Font – Chữ
* Viết chữ có gạch ngang trên đầu (PCB)
Layer – Object
* Tạo vạch phân cách giữa các khối trong sơ đồ nguyên lý (SCH)
* Ẩn phần 3D (gạch chéo màu tím) của linh kiện khi đi dây trong PCB
* Ẩn các thành phần (Net, Track, Via, Polygon)
* Tìm kiếm linh kiện từ SCH sang PCB và ngược lại? (Chế độ Cross Mode)
* Hiển thị ở dạng Layer trong suốt
* Phủ sơn xanh cả via
3D Viewer
* Hiện rõ đường mạch trong chế độ 3D (3D Viewer)
* Cách xoay mạch trong chế độ 3D
* Phím tắt nhanh khi xem 3D
Lỗi – Cách khắc phục
* Lỗi không update được từ SCH sang PCB
* Lỗi vòng tròn trắng trong PCB (Altium bản 14)
* Lỗi xanh lá cây khi phạm luật Clearance
* Lỗi không view được hình dáng 3D của linh kiện
Mở rộng
* Tạo Logo riêng trong với Altium
* Nhúng hình ảnh, chữ vào PCB trên Altium 15

II. NỘI DUNG
Chú ý: có thể có 1 vài lỗi phát sinh nếu như bạn không chạy Altium dưới quyền Admin, vì vậy hãy thử chạy Altium dưới quyền Administrator trước khi tìm kiếm các lỗi khác.

* Một vài kinh nghiệm nhỏ khi vẽ và đi dây
+ Chú ý để vẽ mạch cho thoáng và dễ kiểm soát các bạn nên vẽ mạch nguyên lý theo từng khối 1 riêng rẽ, không vẽ tràn vào nhau. Các dây nối với nhau nên đặt tên để cho nó ngầm hiểu chứ không nên nối liền như vậy mạch nhìn sẽ thoáng hơn.
+ Việc sử dụng phím tắt sẽ giúp cho việc vẽ mạch nhanh hơn. Các bạn nên xem các lệnh trên thanh công cụ có từ gạch chân ở mỗi chữ cái tuơng đương với 1 phím tắt đó. Ví dụ như từ “File” trên thanh công cụ có gạch chân chữ F do vậy thay vì nhấn vào “File” trên thanh công cụ ta có thể dùng phím tắt F để thay thế.
+ Đặt tên cho đường dây thì chú ý dây nối với nhau thì phải có tên trùng nhau, sau khi đã vẽ xong mạch nguyên lý các bạn nên update sang mạch in từng khối 1 và sắp xếp linh kiện cho hợp lý sau đó mới update những khối khác để tránh bị rối mạch. Làm như vậy trong quá trình TEST cũng dễ kiểm soát hơn.
+ Các khu vực điện áp cao nên để tách riêng ra thành 1 khối để tránh bị giật khi test. Các đường mạch điện áp cao nên để 1 khoảng cách an toàn tránh trường hợp bị phóng điện khi môi trường xung quanh ẩm ướt. Những đường tín hiệu dao động với tần số cao nên ưu tiên khoảng cách đi dây là ngắn nhất để hạn chế bị xung nhiễu.
+ Ở chế độ đi dây bằng tay khi đi dây xong các bạn nên kiểm tra xem các dây đã nối hết với nhau chưa. Phòng trường hợp còn sót dây chưa được nối với nhau, các bạn dùng lệnh T D R để kiểm tra.
+ Trong khi đi dây nếu bạn bị vướng vào dây khác thì chương trình có thể cấm đi qua, cho đi cắt qua hoặc đẩy dây kia ra. Để chuyển qua lại giữa các kiểu này, nhấn Shift+R.
Bạn muốn đi dây vuông góc, đường cong hay góc bất kỳ, trong lúc đi dây nhấn Shift+Space.

* Lỗi không update được từ SCH sang PCB?
Các bạn chú ý rằng để có thể sử dụng tính năng cập nhật thay đổi từ bên mạch nguyên lý sang mạch in thì file SCH và file PCB phải cùng nằm trong 1 Project.
Có thể do 2 file của bạn đang ở dạng Free Document nên chúng không liên kết được với nhau.

* Định dạng lại kích thước mạch in
Muốn định dạng lại kích thước mạch in nhấn P, L rồi vào lớp Keep Out Layer vẽ đường viền sau đó bôi đen toàn mạch rồi nhấn D,S,D
Kết quả thu được sẽ là phần mạch nằm bên trong đường Keep Out Layer theo đúng hình dạng đã vẽ.

* Mở rộng, thay đổi kích thước PCB sau khi cắt
Cũng tương tự như trick bên trên, chúng ta đã sử dụng lớp Keepout Layer để quy định phần board giữ lại khi cắt PCB. Vậy khi muốn mở rộng hoặc thu nhỏ lại kích thước board thì chúng ta cũng vẫn sử dụng layer này.
Bước 1. Xóa bỏ hết những đường đã vẽ trên lớp Keepout Layer (nếu có).
Bước 2. Tại lớp Keepout Layer, nhấn P L rồi vẽ lại đường bao của board mạch mới. Sau đó bôi đen toàn bộ phần khung vừa vẽ (vẫn đang làm việc trên lớp Keepout Layer) và nhấn D S D để định dạng lại kích thước board mạch.
Nếu thu nhỏ thì như trick bên trên, còn nếu mở rộng ra thì cứ vẽ đường bao rộng ra bao nhiêu tùy thích – không cần quan tâm đến board hiện tại lớn hay nhỏ bao nhiêu.

* Cắt bo mạch chính xác với AutoCAD và Altium
Thông thường, với những thiết kế cần độ chính xác, bạn cần sử dụng AutoCAD để vẽ 1 bản vẽ chính xác kích thước bo mạch cần thi công.
Sử dụng AutoCAD để vẽ đường bao kín của mạch cần thi công, sau đó lưu file bản vẽ dưới định dạng DXF.
Mở file PCB Altium của bạn lên, nhấn File trên thanh menu và chọn Import, sau đó tìm đến file DXF đã có. Nếu không chọn được file CAD hoặc quá trình Import bị lỗi thì bạn cần update bản Altium lên.
Cài đặt thông số đơn vị, layer, tỉ lệ… để bắt đầu import.
Import Setting
Import Setting
Sau khi import, tương tự như việc định dạng lại kích thước mạch in, quét chọn toàn bộ đường bao và nhấn D S D (Hoặc vào menu Design > Board Shape > Define from selected objects)
Kết quả thu được như dưới:
Import Result
Import Result


* Thay đổi kích thước khổ giấy trong SCH
Nhấn phím tắt D O để mở Document Options, chọn kiểu giấy A0, A1…, chọn kiểu ngang hay dọc….

* Chỉnh kích thước mặc định PCB và SCH
Có thể do nhu cầu làm bo mạch lớn hơn (PCB) so với kích thước mặc định của Altium đưa ra, ta điều chỉnh bằng cách:
Altium –> Nhấn D S R rồi click vào các điểm muốn tạo khuôn board. Hoặc có thể vào thẻ Design –> Board Shape –> Redefine Board
Tương tự nếu muốn điều chỉnh kích thước mặc định của bản vẽ mạch nguyên lý (SHC):
Với phần mạch nguyên lý chỉ cần phải chuột rồi chọn Options  –> Sheet  –> Standard Style , ở đây có thể chỉnh các kích thước của bản vẽ theo các chuẩn A0-A4 hoặc tùy ý kích thước.
Chính xác hơn là bạn vào Tool -> Schematic Preferences, ở phần Default Blank Sheet Size thì bạn chọn khổ giấy tùy ý, ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi tên người vẽ, tên công ty, dạng bản vẽ,…ở phần này tùy theo ý thích.
Để thay đổi kích thước khu vực PcbDoc thì bạn có thể làm như sau:
  • Mở file PcbDoc, trong giao diện PCB Editor.
  • Bước 1, nhấn 1 để chuyển sang giao diện Board Planning Mode.
  • Bước 2, nhấn D -> mở ra menu Design.
  • Bước 3, chọn Edit Board Shape trong menu mở ra.
  • Bước 4, kéo 2 chiều ngang và dọc của board đến khi đạt kích thước như ý.
  • Bước 5, sau khi điều chỉnh xong kích thước board, nhấn 2 để chuyên sang giao diện 2D thông thường.
Nhìn thì có thể nhiều bước nhưng khi làm sẽ rất nhanh, bạn có thể xem hình ảnh dưới để dễ hình dung.
Thay đổi kích thước PcbDoc
* Tạo PCB theo tiêu chuẩn có sẵn
Tạo mới Project: File => New => Project
Trong phần Project Templates chọn loại PCB cần thiết kế như PCI, PCMCIA, EU…
Hoặc có thể tự tạo mới Template theo yêu cầu sau đó dùng lại.
Lựa chọn tiêu chuẩn PCB

* Phủ đồng (Polygon) cho mạch in (Altium 14)
Phủ đồng
Phủ đồng
Lên phiên bản 14, Altium có 1 chút thay đổi khi đổ đồng (Phủ đồng – Polygon) cho mạch, đó là:
Nhấn P G để mở tùy chọn polygon
+ Chọn hình thức phủ (Hatched – Lưới, Solid – Kín..)
+ Chọn kết nối lớp phủ đến net nào đó hay không.
+ Chọn Layer muốn phủ đồng.
+ Nên đặt tên cho lớp phủ để dễ quản lý.
Chú ý thêm nữa đó là nhớ tick vào tùy chọn Is Poured dưới cùng, sau đó nhấn OK.

* Phủ đồng cho mạch in có đường bao phức tạp
comming…

* Thay đổi kích thước đường dây khi vẽ – add via
Khi đi dây, nhấn TAB hoặc nhấn số 3 để thay đổi kích thước đường dây.
Và nhấn 2 để add Via lên đường dây.

* Viết chữ có gạch ngang trên đầu
Để viết chữ có gạch ngang trên đâu thì viết theo cú pháp sau:
C\H\U\ C\O\ G\A\C\H\ N\G\A\N\G\ T\R\E\N\ D\A\U\

* Vạch phân cách giữa các khối mạch trong Sơ đồ nguyên lý
Dùng Line, sau đó chọn style trong mục Option (Click phải vào đường Line vừa vẽ, chọn Properties)

* Xóa nhanh đường mạch (Net)
Khi muốn xóa đường mạch thì chúng ta phải nhấn vào từng đoạn của net đó rồi xóa, như vậy rất mất thời gian.
Cách nhanh hơn là dùng phím tắt U (Ở đây có nhiều tùy chọn):
+ All: Xóa toàn bộ đường mạch của toàn mạch
+ Net: Xóa những đường mạch có cùng tên.
+ Connection: Xóa đường nối giữa 2 chân linh kiện của 1 net (Không phải toàn bộ net)

* Ẩn phần 3D (gạch chéo màu tím) của linh kiện khi đi dây trong PCB
Nhấn phím tắt O D, sau đó tick chọn Hidden trong phần 3D Bodies.

* Ẩn các thành phần (Net, Track, Via, Polygon)
Sau khi đổ đồng xong hết rồi, bạn muốn tạm thời ẩn lớp đổ đồng đi để nhìn rõ đường mạch?
Nhấn O D để mở cửa sổ View Configurations. Tại cửa sổ này, tại tab Show/Hide, tick chọn Hidden trong box Polygons sau đó nhấn OK.
Chuyển về Final nếu như bạn muốn hiện lại thành phần đã ẩn.
View Configuration
View Configuration
Tại đây, bạn có thể điều chỉnh với hầu hết các thành phần khác như Vias, Strings, Tracks, Pads….
* Tìm kiếm linh kiện từ SCH sang PCB và ngược lại? (Chế độ Cross Mode)
Ở chế độ này, bạn select chọn linh kiện bên SCH thì linh kiện đó bên PCB sẽ sáng lên và ngược lại. Thích hợp khi tìm kiếm linh kiện trên cách mạch phức tạp.
Để sử dụng chế độ này, trước hết bạn mở 2 file SCH và PCB lên, chọn chế độ xem Split Vertical để màn hình chia đôi ra hiển thị cả SCH và PCB cùng lúc.
Nhấn Tools trên thanh công cụ và tick chọn Cross Select Mode.

* Hiển thị Layer ở dạng trong suốt
Trong phần vẽ PCB, chọn Altium Transparent 2D
Chế độ Transparent 2D

* Hiện rõ đường mạch khi xem mạch ở chế độ 3D
Với 1 số phiên bản, khi chuyển sang view ở dạng 3D thì có thể các bạn không thể nhìn thấy đường dây trên board dù chỉ mờ mờ.
Xử lý như sau:
Nhấn L để hiện ra bảng tùy chọn, trên góc trên bên phải tại mục Select PCB View Configuration chọn màu nền cho PCB.
Trong khung Colors and Visibility điều chỉnh độ trong suốt bằng 2 thanh slider
+ Top Solder Mask (Lớp phủ mặt TOP)
+ Bottom Solder Mask (Lớp Phủ mặt BOTTOM)

* Cách xoay mạch trong chế độ 3D
Nhấn giữ Shift và chuột phải đến khi hiện ra quả cầu tròn tròn, sau đó rê chuột.

* Phím tắt nhanh khi xem 3D
Phím số 0: View mạch 0 độ.
Phím số 9: Mạch xoay 90 độ.
Phím số 8: Góc nhìn xiên 45 độ.
Phím V D: Kéo zoom cho khớp màn hình.
Phím V B: Lật mạch.

* Lỗi vòng tròn trắng trong PCB (Altium bản 14)
Lỗi vòng tròn trắng
Lỗi vòng tròn trắng
Kéo linh kiện vào vùng PCB là hết lỗi. Đây chỉ là cảnh báo, in ra sẽ không có những vòng tròn này.

* Bo tròn đường mạch những nơi gặp pad, via
Tea Drop
Tea Drop
Dạng này được dân gian gọi là tạo đường mạch hình giọt nước giúp đường mạch trông mềm mại hơn, tăng khả năng bám thiếc khi hàn.
Sau khi đi dây xong, nhấn T E trong giao diện PCB, sau đó tùy chọn mức độ bo tròn rồi nhấn OK.

* Thay đổi chế độ lưới (Grid)
Trong SCH: nhấn O P để vào phần tùy chọn điều chỉnh hiển thị Grid.
Trong PCB: nhấn Ctrl+G để vào phần tùy chọn điều chỉnh hiển thị Grid.

* Lỗi màu xanh lá cây do sai luật Clearance
Đây là cảnh báo cho biết bạn đang gặp lỗi do vi phạm thông số Clearance đã cài đặt. Có thể do đường mạch gần nhau quá, điều chỉnh lại đường mạch hoặc set Clearance nhỏ hơn.
Để tắt màu xanh đi bạn nhấn L, nó hiện ra 1 bảng, Chọn bảng Altium Standard 2D, bỏ tích ở ô màu Xanh (DRC Error Makers).
Muốn nhanh thì ấn T M để tắt tạm thời nhưng di chuyển linh kiện là lại hiện lên. Chú ý rằng nên xem xét lại khi xuất hiện lỗi này để tránh sơ sót trên sản phẩm khi bạn thi công thực tế.

* Điều chỉnh thông số nhiều linh kiện 1 lúc
Điều chỉnh thông số nhiều linh kiện 1 lúc:
– Select một vài linh kiện
– Click Chuột phải chọn Find Similar Object hoặc Shift + F rồi nhấn vào 1 linh kiện bất kì sẽ ra 1 bảng
– Trong mục Object Kind chọn Any
– Mục Selected chọn Same > OK
– Đồng thời các linh kiện đã Select sẽ nổi rõ, linh kiện khác sẽ mờ
– Tại đây có thể thay đổi Property của các linh kiện này như Footprint, Layer, Show/Hide name….
Sau khi đã thay đổi xong, muốn tất cả hiện rõ trở lại thì lặp lại bước Find Similar Object nhưng để tất cả là Any
Hoặc:
Bạn muốn thay đổi thuộc tính cho một nhóm linh kiện thì đầu tiên là chọn nhóm đó, sau đó nhấn phím tắt là F11 sẽ hiện ra bảng Inspector

* Điều chỉnh nhanh kích thước đường mạch (Net) đã vẽ
Sau khi vẽ xong các đường mạch, vì 1 lý do nào đó bạn muốn đường mạch đã vẽ to ra hoặc nhỏ đi 1 chút nhanh chóng thì bạn cần sử dụng tính năng điều chỉnh hàng loạt (Find Similar Object)
Nhấn Shift + F rồi chọn đường mạch mà bạn cần điều chỉnh.
Find Similar Object Option
Find Similar Object Option
Nhấn chọn Same tại đối tượng NET mà bạn cần điều chỉnh sau đó nhấn OK để mở ra cửa sổ Inspector.
PCB Instector
PCB Instector
Thay đổi theo kích thước mà bạn muốn.
Cách này cũng sử dụng tương tự để có thể thay đổi thuộc tính của 1 loạt đối tượng nào đó.

* Tạo Logo riêng với Altium
Logo được tạo là file .bmp (Các bạn có thể chuyển từ các định dạng ảnh khác sang)
Tải bộ script của Altium tại đây.
Chạy Script PCB Logo Creator tìm trong thư mục cài đặt của altium Scripts\Delphiscript Scripts\PCB\PCB Logo Creator
Altium Runscript
Altium Runscript
Chọn file PCBLogoCreator.PRJSCR => nhấn Open. Trong cửa sổ Select Item To Run, chọn RunConverterScript => OK
Result Logo
Result
Nhấn Load để lấy hình ảnh làm Logo, sau đó nhấn Convert để bắt đầu quá trình chuyển đổi.

* Tạo lỗ khoan thủ công cho vít, đế tản nhiệt
Nhấn P P để lấy 1 pad, đặt pad này vào vị trí cần tạo lỗ khoan. Double click vào pad này để điều chỉnh kích thước lỗ khoan.
Pad Properties
Pad Properties

* Chừa lại khoảng trống không phủ xanh để tráng thiếc
Bạn đã từng nhìn thấy trên 1 board mạch, có đường mạch người ta không phủ xanh mà lại phủ lên 1 lớp thiếc. Việc này nhằm giúp đường mạch đó tải dòng cao hơn. Vậy người ta làm việc đó như thế nào?
Khi bạn vẽ mạch, bạn để ý rằng layer có tên là *Paste (Top Paste, Bottom Paste..) hoặc *Solder (Top Solder, Bottom Solder…), những layer này sẽ quyết định việc vùng nào có được phủ xanh hay không.
Thông thường khi không tác động gì vào layer này thì toàn bộ mạch sẽ được phủ xanh, tuy nhiên nếu bạn vẽ bất cứ hình – đường nét nào đó tại layer này thì vùng bạn vẽ ra đó sẽ không được phủ xanh.
Sau khi thi công mạch, những vùng không được phủ xanh này sẽ được phủ thiếc lên. Muốn để 1 NET nào đó được phủ thiếc, bạn cứ việc vẽ 1 LINE đè lên line có sẵn.
Solder Layer
Solder Layer

* Hòa lớp phủ đồng với cùng 1 NET
Có nhiều board mạch người ta không cần đi đường GND mà thay vào đó họ cho kết nối trực tiếp vào Polygon. Ví dụ:
Net + Polygon
Net + Polygon
Để làm như trên, cấu hình Polygon như sau:
– Connect to NET: chọn Net mà bạn muốn hòa lớp Polygon vào.
– Chọn Pour Over All Same Net Objects
– Layer: Chọn lớp mà bạn muốn phủ xanh.
– Click OK.
Polygon Option
Polygon Option
Chú ý một vài phím tắt:
  • Nhấn Shift + Spacebar để thay đổi kiểu nét vẽ: 45 độ, 90 độ, cung tròn…
  • Nhấn Space để chuyển đổi hướng vẽ.
  • Nhấn Shift + (> hoặc <) để thay đổi bán kính cung tròn.
  • Nhấn số 1 để thay đổi chế độ vẽ 2 cạnh hoặc vẽ từng cạnh một.
Line Mode
Line Mode

* Lỗi không view được hình dáng 3D linh kiện
Sau khi bạn đã ADD thành công file 3D (STEP) của linh kiện có sẵn vào thư viện PCB, đã view 3D thành công khi mở file thư viện ở chế độ 3D. Bạn đã lưu đầy đủ các thành phần nhưng khi sử dụng linh kiện vào mạch của mình thì vẫn không thấy được dạng 3D của linh kiện đã thêm thành phần 3D.
Tôi nghĩ vấn đề này xảy ra do các liên kết giữa thư viện nguyên lý (SCH) và thư viện footprint (PCB) của linh kiện tương ứng khi bạn chỉnh sửa chưa được cập nhật, việc thay đổi mới chỉ diễn ra trong file PCB Lib.
Để khắc phục vấn đề này,  bạn chỉ cần xóa bỏ liên kết đến thư viện PCB trong thư viện SCH và thêm lại liên kết này. Và lúc này việc cập nhật sẽ đầy đủ hơn.
Remove old link
Xóa liên kết cũ
Add lại liên kết giữa thư viện nguyên lý và footprint.
Add new footprints for a component
Các bước add lại liên kết đến thư viện PCB
Hết bước này là bạn lại có thể sử dụng thư viện như bình thường.

* Phủ sơn xanh cả via
Nhấn chuột phải vào lỗ via bất kỳ: Chọn Find Simmilar Object -> Chọn đối tượng lỗ via -> Apply -> OK.
Hiện ra bảng PCB Inspector – > Đánh dấy chon vào Solder Mark Tenting Top  và  Solder Mark Tenting Bottom.
Phủ xanh cả via trong Altium

* Nhúng hình ảnh, chữ vào PCB dùng OLE
OLE viết tắt từ Object Linking and Embedding. Tính năng mới này có từ Altium 15, hỗ trợ người dùng nhúng các đối tượng vào PCB 1 cách dễ dàng hơn so với việc dùng script như ở các phiên bản trước.
Thông thường ở các phiên bản khác của Altium Designer để copy một một dung, vào trong PCB mọi người chỉ cần copy đơn giản sau đó vào PCB, chọn lớp cần chèn nội dung và ấn Ctrl+V rồi đặt vào vị trí mong muốn.
Sử dụng:
Tại toolbar Place > Object From File
Menu OLE
Menu OLE

Chọn đến file cần nhúng vào. Có thể nhúng các định dạng của excel như CSV, XLS, định dạng của văn bản như TXT, định dạng ảnh 8 Bit như BMP, JPEG.
Sau khi add nội dung file Excel
Sau khi add nội dung file Excel
Tuy nhiên qua sử dụng thấy chức năng này không ổn định lắm với nguồn là file ảnh. Vậy nên để ổn nhất thì khi nhúng file hình ảnh, chúng ta cứ dùng script với file nào không nhúng được là OK.
Chia sẽ bài viết cho bạn bè:

Kỹ Thuật Chế Tạo Robot

Kỹ Thuật Robot và AI

Bình Luận:

0 bình luận: