Phát biểu tại Hội nghị khoa học Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng 4.0 tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải rất mạnh mẽ; từ chiều rộng, chủ yếu dựa vào việc gia tăng đầu tư, khai thác lợi thế về tài nguyên, nhân công giá rẻ sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với động lực chính là việc tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của các ngành kinh tế.
Con người lúc này sẽ chỉ tham gia vào việc giám sát, điều hành hệ thống sản xuất và các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức mà máy móc không thể thay thế được", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, điều cần phải xem xét, tính đến trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đó là tác động từ việc chúng ta đã và đang ký kết, gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới. Bởi mục tiêu của chúng ta trở thành nhà cung nguồn lực chất lượng cao cho thị trường lao động quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nói về cải thiện nhận thức chung của Chính phủ trong việc Việt Nam tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật từ cuộc Cách mạng 4.0
"Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành chủ trì, nghiên cứu Đề án Việt Nam tiếp cận với cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, khai thác cơ hội, tiềm năng rất lớn, đồng thời đánh giá những tác động nhiều chiều từ cuộc cách mạng này.
Tháng 5.2017, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 16 việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nêu rất rõ những yêu cầu, định hướng, nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị liên quan trong hệ thống chính trị, có biện pháp mang tính chiến lược dài hạn và ngắn hạn để chúng ta khai thác những tác động tích cực của cuộc Cách mạng 4.0.
Bộ trưởng cho hay, đối với những Bộ ngành phải chủ động, định vị lại những yêu cầu, nhiệm vụ trong vấn đề quản lý, để có tính thiết yếu, là nền tảng quan trọng tạo ra những giải pháp hữu hiệu trong các đề án cụ thể.
Bộ Công Thương, cơ quan quản lý những khu vực kinh tế lớn, đóng góp cho GDP cả nước lên tới gần 70%, trong đó những mũi kinh tế ngành phải chịu những tác động rất lớn của cuộc Cách mạng CM 4.0.
Bình Luận:
0 bình luận: